Hoa khôi áo dài Việt Nam qua ảnh 2023 Cao Thị Kim Dung là người sở hữu rất nhiều trang phục áo dài cũng như các album hình ảnh cùng áo dài và vừa qua nhân chuyến thăm Cố đô Huế chị đã lưu lại bộ ảnh kỹ niệm cùng Cố đô trong chiếc áo dài ngũ thân.

Cùng xem qua những hình ảnh của Hoa khôi Kim Dung và tìm hiểu chi tiết về áo dài ngũ thân đẹp và ấn tượng.

Áo ngũ thân là một loại áo dài Việt Nam, ra đời năm 1744, sau cải cách trang phục Đàng Trong của chúa Nguyễn Phúc Khoát. Đây là loại trang phục có cổ cao, thẳng và vuông tượng trưng cho sự chính trực của người quân tử.

Áo dài có 5 nút làm bằng kim loại, ngọc, gỗ,… chứ không phải bằng vải như sườn xám Trung Quốc tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu, một thân con nằm trong tượng trưng cho mình (người mặc). Tà áo không bó sát người mà rộng, càng xuống càng xòe ra, chân/đuôi tà (cuối tà) cong (đường cong hướng lên trên nhưng miệng cười). Áo ngũ thân từ lúc xuất hiện đến nay đã trải qua trăm năm phát triển, áo ngũ thân không phân biết tầng lớp, giới tính, độ tuổi.

Ý nghĩa của áo dài ngũ thân

Người Huế gọi là áo ngũ thân hay áo ngũ thể, với ý nghĩa tương truyền rằng, năm thân áo tượng trưng cho đạo lý cao đẹp của con người: bốn thân áo của vạt trước, vạt sau tượng trưng cho “tứ thân phụ mẫu”, thân trong tượng trưng cho người con.

Áo ngũ thân cũng có năm nút, tượng trưng cho ngũ thường (nhân – lễ – nghĩa – trí – tín), ngũ luân (quân thần: vua – tôi, phụ tử: cha – con, phu phụ: chồng – vợ, huynh đệ: anh – em, bằng hữu: bạn bè). Mặc chiếc áo dài ngũ thân là mang trên mình đạo làm người, không được làm những điều trái luân thường đạo lý.

Hoa khôi Kim Dung chia sẻ diện chiếc áo dài ngũ thân và được thăm Cố đô Huế lưu lại những hình ảnh không chỉ đẹp về hình thức, mà nó còn mang ý nghĩa về việc gìn giữ cũng như lan tỏa nét đẹp văn hóa dân tộc. Những nét đẹp văn hóa dân tộc lâu đời chúng ta cần phải có trách nhiệm lan tỏa để cho thế hệ tiếp theo hiểu, trân quý, gìn giữ và bảo tồn.

Bài Khánh Hoa Sen